Nguyên nhân bệnh trĩ chưa được xác định rõ ràng, nhưng có nhiều yếu tố được xem là nguồn gốc phát sinh bệnh trĩ.
Nhóm bệnh lý đường tiêu hóa: Hội chứng lỵ, viêm đại tràng mạn tính, rối loạn tiêu hóa kéo dài, táo bón... khiến cho người bệnh đi ngoài phải rặn nhiều. Động tác rặn tạo nên một sức ép lớn lên các tĩnh mạch hậu môn trực tràng tạo điều kiện phát sinh bệnh trĩ. Các nghiên cứu cho thấy, khi rặn, áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần.
Sự suy yếu tổ chức nâng đỡ tại chỗ: Do lớp cơ ở dưới niêm mạc hậu môn trực tràng, hệ thống co thắt, dây chằng, cơ nâng bị suy yếu, hệ thống đám rối tĩnh mạch suy yếu sa giãn hình thành búi trĩ.
Yếu tố cơ học: Các khối u vùng tiểu khung (u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u phì đại tuyến tiền liệt...), bệnh xơ gan, táo bón lâu ngày, bệnh lý tăng áp lực tĩnh mạch cửa, chủ, gây ứ máu ở đám rối tĩnh mạch trĩ. Ở phụ nữ mang thai & sinh đẻ, sức ép quá mạnh do kích thước và trọng lượng của bào thai và áp lực rặn khi sinh có thể làm trầm trọng thêm bệnh trĩ.
Các nguyên nhân khác:
Chế độ ăn: Ăn nhiều thức ăn cay nóng, kích thích như ớt, hạt tiêu, rượu...Thói quen ăn ít chất xơ, uống ít nước làm tăng nguy cơ bệnh trĩ.
Tư thế đứng, ngồi: Trĩ gặp nhiều ở những người phải đứng lâu, hay ngồi nhiều như thư ký bàn giấy, nhân viên văn phòng, người bán hàng, … Khi nghiên cứu về áp lực tĩnh mạch ở bệnh nhân đàng điều trị trĩ người ta thấy tư thế đứng áp lực tăng gấp 3 lần tư thế nằm.
Ngoài ra bệnh trĩ còn mang yếu tố gia đình: Gia đình, dòng họ có nhiều người bị trĩ.
=>>> Để được tư vấn miễn phí liên hệ trực tiếp Lương y Trần Thị Chiêm - SĐT: 0915 461 225