Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất phụ gia thực phẩm

Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong sản xuất phụ gia thực phẩm càng trở nên phổ biến, tập trung vào một số nội dung chủ yếu như nghiên cứu công nghệ sản xuất amino acid, acid hữu cơ bằng phương pháp lên men chìm, lên men bề mặt quy mô pilot.

CôngThương - Nghiên cứu sinh tổng hợp, thu nhận sinh khối vi sinh vật và các hoạt chất sinh học từ vi sinh vật để sử dụng cho chế biến thực phẩm và thực phẩm chức năng. Nghiên cứu công nghệ sản xuất hương liệu, phụ gia thực phẩm như hương chanh, cam, cà phê, tinh dầu… ứng dụng trong các ngành chế biến thực phẩm, đồ uống, thuốc lá… Nghiên cứu tách chiết màu tự nhiên từ hạt dành dành, điều nhuộm, bụt dấm…
Ngoài ra, trong lĩnh vực bảo quản thực phẩm, một số đề tài đã và đang được triển khai ứng dụng như đề tài “nghiên cứu công nghệ sản xuất và sử dụng chất diệt khuẩn sinh học dùng trong bảo quản nông sản” của PGS.TS Trương Nam Hải - Viện Công nghệ sinh học đã và đang thực hiện với mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả bảo quản nông sản bằng chế phẩm nisin và enterocin với ba sản phẩm chính của đề tài là: 
1. chế phẩm Nisin và enterocin có chất lượng tương đương với sản phẩm nước ngoài; 
2.quy trình sản xuất chất diệt khuẩn sinh học được áp dụng tại một số cơ sở sản xuất;
 3. quy trình sử dụng chế phẩm.
 Bên cạnh đó, PGS.TS Lê Thanh Bình - Viện Công nghệ sinh học cũng hợp tác với TS Nguyễn La Anh - Viện Công nghiệp thực phẩm thực hiện đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất chất bảo quản sinh học bacteriocin bằng phương pháp vi sinh có ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm”. Đề tài này đã phối hợp với các đơn vị chế biến thực phẩm để nghiên cứu ứng dụng sản phẩm trong chế biến các sản phẩm như sữa, nước mắm…